Tác dụng của tỏi đen? Những người không nên ăn tỏi đen?
Tác dụng của tỏi đen? Những người không nên ăn tỏi đen?
Tỏi đen được ví như thần dược hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật cho con người. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ tác dụng của tỏi đen hay chưa? Nếu bạn chưa “tỏi đen là gì?, tác dụng của tỏi đen?, những người không nên sử dụng tỏi?” thì hãy tham khảo ngày bài viết này để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nha!
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là tỏi được lên men qua một thời gian dài trong điều kiện chính xác về nhiệt độ và độ ẩm. Quá trình lên men tự nhiên đã giúp cho các chất dinh dưỡng có trong tỏi trắng thông thường tăng lên gấp nhiều lần và sản sinh ra nhiều hợp chất có lợi hỗ trợ cho sức khỏe người dùng. Tỏi đen không những không còn mùi khó chịu, hăng cay như tỏi tươi mà còn có vị rất ngon như trái cây sấy khô.
Thành phần dinh dưỡng có trong tỏi đen:
-
Trong quá trình lên men tỏi đen, hàm lượng các axit amin dễ hấp thụ tăng lên đáng kể so với tỏi trắng
-
Các hợp chất carbonhydrat đều được chuyển hóa thành đường, hàm lượng Carbohydrate tăng thêm từ 28.7% (trong tỏi trắng) lên tới 47.9% (trong tỏi đen) khiến cho tỏi có vị ngọt của trái cây.
-
Các tinh dầu một phần thoát ra ngoài không khí, phần còn lại giữ trong tỏi và chuyển hóa thành chất không mùi khiến tỏi đen không còn mùi vị khó chịu như tỏi trắng.
-
Các tế bào tỏi bị phá hủy trong điều kiện thiếu oxy nên chất Alliin có trong tỏi được chuyển hóa thành các hợp chất Allylmercaptocysteine, Ajoeme, SAC..
-
Chất béo và độ ẩm trong tỏi đen giảm xuống đáng kể, một vài nguyên tố vi lượng như sắt, canxi, selen, kẽm, magie tăng đáng kể. Các Vitamin B1 và B6 tăng ít nhất gấp 2 lần so với tỏi trắng.
-
Một chất vô cùng quan trọng có trong thảo dược đó là Polyphenol cũng có trong tỏi, mà sau khi lên men thành tỏi đen hàm lượng tăng lên đáng kể chiếm từ 0.5 đến 2% trọng lượng khô. Trong khi tỏi trắng chỉ đạt từ 0.08 đến 0.1%.
-
Quá trình lên men cũng xảy ra phản ứng chuyển hóa những hợp chất chứa lưu sulfur (lưu huỳnh) như Methanethiol, Cystein, Methionin tạo ra những hợp chất mới chứa lưu huỳnh nhưng tan được trong nước như Alliin, S-Allyl-S-Cysteine, Methionin, Isoalliin, Cycloalliin, dẫn chất Tetrahydro-Β-Carboline, các dẫn chất của Cysteine. Đều là những hợp chất mang lại ích tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của tỏi đen?
Các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe và dinh dưỡng đa minh rằng: “tỏi đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn tỏi trắng và có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người”. Nếu bạn đang mắc tỏi đen mang lại những lợi ích cũ thể thì hãy tìm hiểu ngay những chia sẻ bên dưới:
-
Cung cấp chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa được biết đến là có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do hình thành trong cơ thể. Trong tỏi đen có chứa đựng các hợp chất gốc sulfur có tác dụng chống oxy hóa rất cao. Từ đó tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm chứa đựng nhiều gốc tự do như bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, bệnh về gan thận, bệnh về trí nhớ, …
-
Cân bằng đường huyết: Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với tỏi đen sẽ mang lại hiệu quả cân bằng lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra với lượng chất chống oxy hóa cao sẽ ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường cùng các biến chứng có thể xảy ra.
-
Bảo vệ hệ tim mạch: Các hợp chất chứa sulfur trong tỏi đen có đặc tính tốt cho hệ tim mạch và huyết áp của con người. Ngoài ra các hợp chất này còn giúp giảm thiểu cholesterol tích tụ trong máu và các chất béo trung tính có hại cho cơ thể. Từ đó nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ giảm đáng kể.
-
Ngăn ngừa ung thư: Tỏi đen có chứa các hợp chất chứa gốc sulfur hữu cơ như S-allylcysteine, tetrahydro carboline có khả năng ngăn chặn các gốc tự do chuyển hóa để tạo thành các tế bào ung thư.
-
Cải thiện chức năng và sức khỏe não bộ: Tỏi đen có rất nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan tới trí não, ... nhờ vào các hoạt tính mạnh mẽ đến từ các hợp chất gốc sulfur như Alzheimer, Parkinson. Từ đó giúp người bệnh cải thiện các chức năng và tăng cường sức khỏe của não bộ.
-
Bảo vệ gan: Tỏi đen có khả năng triệt tiêu và ức chế cholesterol có hại. Do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan ở người.
-
Tăng cường sức đề kháng: Các hợp chất Allylmercaptocysteine, Ajoeme, SAC trong tỏi đen có khả năng ức chế khả năng hoạt động của các loại vi khuẩn, tế bào nấm có hại, giúp bạn tăng cường sức đề kháng một cách tuyệt vời.
-
Lợi tiểu: Tỏi đen có chứa một lượng kali có ích cho cơ thể. Những người bị các vấn đề về thận, đường tiết niệu có thể sử dụng tỏi đen để giúp lợi tiểu, đào thải độc tố hiệu quả.
-
Giảm stress, giúp ngủ ngon: Tỏi đen có chứa các hoạt chất và gốc kali có khả năng điều hòa huyết áp, thư giãn hệ thần kinh. Từ đó giảm đi sự căng thẳng, stress kéo dài ở người và giúp ngủ ngon hơn, cải thiện cuộc sống tốt hơn.
-
Tăng cường sinh lý: Nếu bạn sử dụng vitamin B1 kết hợp với tỏi đen, đây sẽ là liệu pháp cải thiện khả năng sinh lý đáng kể. Bởi hợp chất Allidiamin trong tỏi đen khi kết hợp với vitamin B1 sẽ điều hòa và gia tăng hormone sinh dục đáng kể.
-
Làm đẹp da: Các hoạt chất chống oxy hóa cao cùng với các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E trong tỏi đen sẽ góp phần chống lão hóa, phục hồi tổn thương nhanh chóng, từ đó khiến làn da của các chị em mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Ngoài ra tỏi đen còn góp phần tham gia vào quá trình sản xuất collagen ở phụ nữ giúp làm mờ các nếp nhăn, tóc trở nên suôn mượt hơn.
Những người không nên ăn tỏi đen?
Tỏi đen mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người, nhưng không có nghĩa ai cũng sử dụng được. Sau đây là những đối tượng được chuyên gia khuyến cáo không nên ăn tỏi đen:
-
Người bị tiêu chảy và bệnh dạ dày: Nếu bạn đang bị tiêu chảy, loét dạ dày, viêm dạ dày, đau bao tử thù ăn tỏi đen sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết gây ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa và gây tắc nghẽn đường ruột khiến bệnh nặng hơn.
-
Người bị huyết áp thấp: Tỏi đen có tác dụng làm hạ đường huyết điều trị bệnh cao huyết áp. Nên nếu bạn đang bị huyết áp thấp không nên ăn tỏi đen bởi có thể gây ra biến chứng cho sức khỏe.
-
Người mắc bệnh về mắt: Những người có bệnh về mắt, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, thiếu máu nếu ăn tỏi đen trong thời gian dài có thể gây giảm thị lực và tổn thương mắt.
-
Người đang điều trị bệnh về thận: Sau khi lên men, mặc dù đã khử được mùi vị của tỏi trắng nhưng tỏi đen vẫn thuộc nhóm thực phẩm hăng cay, nên người đang điều trị bệnh về thận không nên ăn vì có thể gây phản ứng với thuốc điều trị tạo ra các tác dụng không mong muốn.
-
Người đang điều trị bị bệnh về gan: Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Ngoài ra phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người mắc chứng bệnh máu khó đông, người đang bị các vết thương hở, chảy máu cũng không nên sử dụng tỏi đen.
Đến đây bạn đã biết về tác dụng của tỏi đen và những người không nên ăn tỏi đen rồi đúng không nào. Hãy mua và dùng tỏi đen đúng cách ngay ngay hôm nay để có sức khỏe tốt nhất bạn nhé.